ỨNG DỤNG CỦA ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHỔ BIẾN

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của tự động hóa, robot công nghiệp đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất như ô tô, F&B, cơ khí chế tạo, điện tử,… Sự tham gia của robot công nghiệp trong các quy trình sản xuất đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giải quyết các vấn đề thiếu nhân công và an toàn lao động, từ đó, mang lại nhiều thay đổi tích cực cho nền kinh tế cũng như tiềm năng và cơ hội phát triển cho nhiều ngành sản xuất mới trong tương lai.

Robot công nghiệp - Trụ cột của nền công nghiệp 4.0

Robot công nghiệp: Cơ hội tiềm năng dành cho mọi doanh nghiệp sản xuất

Công nghệ robot công nghiệp đang ngày càng phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến đối với các nhà sản xuất trên thế giới, đặc biệt là các thị trường đang phát triển ở châu Á, có xu hướng nhanh nhẹn và linh hoạt hơn khi thực hiện thay đổi. 

Robot công nghiệp mở ra một kỷ nguyên mới cho nền công nghiệp hiện đại

Tại Việt Nam, mặc dù thị trường robot chưa thực sự rộng mở, do gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và thiếu nhân công có trình độ cao nên hầu hết các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy vẫn chưa được tự động hoá, các loại máy móc vẫn sử dụng công nghệ cũ hoặc mới chỉ đưa công nghệ thông tin và sự tự động hoá vào một số dây chuyền nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự mạnh dạn và nỗ lực của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho hoạt động sản xuất gần như thủ công trước đây, ví dụ điển hình như Vinamilk – chuyển đổi số hóa trong lĩnh vực F&B,… Hiện nay, robot công nghiệp đang xâm nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống sản xuất và được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, cũng như cơ khí chế tạo.

Các nhà sản xuất đã ứng dụng các hệ thống robot vào sản xuất thông minh giúp năng suất, độ an toàn và tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm được cải thiện, cũng như linh hoạt hơn trong việc tạo ra các mẫu mã sản phẩm liên tục thay đổi. Nhà sản xuất, trong bất kỳ lĩnh vực nào, đều thấy được khả năng đơn giản hóa các hoạt động giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả, năng suất làm cho doanh thu ngày càng được cải thiện. Có thể thấy robot công nghiệp mở ra nhiều cơ hội vàng cho các doanh nghiệp sản xuất nói riêng và nền công nghiệp nói chung.

Lợi ích của robot công nghiệp mang lại cho nền công nghiệp 4.0

Robot công nghiệp mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho ngành sản xuất thông minh trong tương lai khi không những giúp các nhà máy cải thiện hiệu suất mà còn giúp giải quyết các vấn đề về thiếu nhân công và an toàn lao động.

Robot công nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền công nghiệp 4.0

1. Đảm bảo chất lượng tốt hơn và nhất quán hơn: Cùng với các công nghệ khác – chẳng hạn như Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) hoặc robot in 3D, robot công nghiệp có thể hỗ trợ hoặc tiến hành một vài quy trình trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn với thao tác chính xác, đáng tin cậy. Các lợi ích khác bao gồm giảm thời gian và giám sát theo thời gian thực để cải thiện hiệu suất, bảo trì phòng ngừa.

2. Nâng cao năng suất: Khả năng làm việc của robot bền bỉ hơn sức lao động của con người, do vậy, khi phải hoàn thành nhiều đơn hàng cùng lúc hay khi mở rộng quy mô, robot này có thể làm việc liên tục theo sự lập trình sẵn có của người lao động để đảm bảo tiến độ công việc, giúp đạt được năng lực sản xuất tối ưu, hạn chế được việc gián đoạn trong quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

3. Cải thiện môi trường làm việc: Sử dụng robot công nghiệp cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đặc biệt cho những công việc nặng nhọc hay trong môi trường nguy hiểm cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, giúp bảo vệ sức khỏe nhân công và đảm bảo tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động trong nhà máy. Hơn nữa, người giám sát có thể vận hành robot công nghiệp từ xa được.

4. Giải quyết vấn đề thiếu nhân công: Robot công nghiệp cũng có thể giải quyết được bài toán thiếu nhân lực về cả số lượng và chất lượng. Các đơn vị sản xuất sẽ không còn phải đau đầu trong việc dành nhiều nguồn lực vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới hay mất nhiều thời gian để thực hiện lộ trình đào tạo cho nhân công như trước đây.

5. Giảm chi phí lao động trực tiếp: Chi phí cho một công nhân có khả năng đa nhiệm, thực hiện được nhiều công việc sản xuất thường đắt đỏ hơn cả dùng robot công nghiệp. Điều này có nghĩa là dùng robot có khả năng giảm chi phí lao động trực tiếp, có thể giải phóng công nhân để các kỹ năng và chuyên môn của họ được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh khác như kỹ thuật, lập trình và bảo trì.

6. Thúc đẩy sản xuất và phát triển nhiều ngành công nghiệp: Một số người lập luận rằng robot công nghiệp đang lấy đi việc làm của nhiều công nhân nhưng điều đó không thực sự chính xác. Robot công nghiệp thường được tích hợp vào một loạt các hoạt động đòi hỏi chuyên môn của con người, giúp phân bổ nguồn lực tối ưu và thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó tạo ra nhiều lĩnh vực và việc làm mới.

Ứng dụng của robot công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất phổ biến

Robot công nghiệp đã và đang được đưa vào ứng dụng phổ biến trong nhiều quy trình và dây chuyền sản xuất tự động đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp hay nhà máy sản xuất mà còn cho những người lao động. Một số ứng dụng của robot công nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất phổ biến, có thể kể đến như:

1. Công nghiệp sản xuất ô tô

Robot công nghiệp đang thúc đẩy những hiệu quả mới trong toàn ngành, trong các ứng dụng bao gồm tải máy, kiểm tra và lắp ráp trong sản xuất hệ thống truyền động, thiết bị điện tử và nội thất.

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành đầu tiên thực hiện giải pháp tự động hóa quá trình sản xuất thông minh. Sự xuất hiện của robot công nghiệp đã và đang thúc đẩy những hiệu quả mới trong toàn ngành, trong các ứng dụng bao gồm xử lý vật liệu, gắp thả, sơn, hàn, đánh bóng, tải máy, kiểm tra và lắp ráp trong sản xuất hệ thống truyền động, thiết bị điện tử và nội thất,… Ngoài ra, robot còn có thể trang bị thêm hệ thống machine vision và hệ thống AI cho phép chúng đáp ứng đa dạng và đúng thời điểm trong hệ thống sản xuất.

Ứng dụng robot công nghiệp trong sản xuất ô tô

2. Công nghiệp thực phẩm

Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành có yêu cầu đặc thù là vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi các nhà máy sản xuất phải là phòng sạch và tiệt trùng. Chính vì vậy, hạn chế sự hiện diện của con người trong nhà máy sản xuất là điều cần thiết, thay vào đó, ứng dụng các dây truyền tự động hóa khép kín và cánh tay robot là lựa chọn hàng đầu. Việc ứng dụng robot công nghiệp trong các quy trình sản xuất thực phẩm từ chế biến, phân loại, xử lý,  xếp, chọn và đóng gói thực phẩm đã trở thành một phần quan trọng giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện môi trường làm việc an toàn trong các quy trình sản xuất.

Ứng dụng robot công nghiệp trong sản xuất thực phẩm

3. Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử

Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử là một lĩnh vực có yêu cầu đặc thù là độ chính xác cao trong việc xác định vị trí, lắp ráp và đặt các bộ phận và khả năng xử lý nhẹ nhàng để tránh các vết nứt nhỏ hoặc các hư hỏng vật lý tiềm ẩn khác đối với sản phẩm. 

Chính vì vậy, việc tham gia của robot công nghiệp  trong lĩnh vực sản xuất điện tử là vô cùng quan trọng, cần thiết và không thể tách rời. Việc sử dụng robot công nghiệp trong các quy trình sản xuất thiết bị điện tử và chất bán dẫn như chế tạo linh kiện, chọn và đặt, lắp ráp các thành phần thu nhỏ trên PCB, áp dụng chất kết dính, kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói,… đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, từ đó giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, tăng năng suất, và bảo quản chất lượng.

Ứng dụng robot công nghiệp trong sản xuất linh kiện điện tử

4. Công nghiệp Logistics

Một trong những xu hướng đang dần phát triển nhưng ít được nhắc đến là ứng dụng robot công nghiệp kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực công nghiệp logistics để quản lý kho hàng an toàn hơn và kiểm soát tốt hơn.

Do sự phức tạp của các quy trình chuỗi cung ứng, robot sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các quy trình như đặt hàng, vận chuyển, lưu kho, chọn, đóng gói, giao hàng, kiểm kê,…

Ứng dụng robot công nghiệp trong lĩnh vực logistics

Sự tham gia của hệ thống robot công nghiệp trong lĩnh vực Logistic giúp các cơ sở phân phối hay hệ thống kho bãi hợp lý hóa các quy trình, tăng cường độ chính xác, tốc độ, cắt giảm chi phí và đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc để nhân viên có thể hoàn toàn tập trung vào các công việc sản xuất khác. 

5. Công nghiệp sản xuất dược phẩm

Ngành công nghiệp dược phẩm đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian gần đây, nhất là khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, nhu cầu về dược phẩm tăng lên nhanh chóng buộc các nhà máy sản xuất phải điều chỉnh quy trình sản xuất của mình để đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. 

Chính vì vậy, robot công nghiệp là một trong những công nghệ hàng đầu được các công ty dược phẩm sử dụng trong quy trình sản xuất của mình để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc an toàn và tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả.

Hiện nay, các robot công nghiệp trong ngành dược phẩm đang được ứng dụng trong các quy trình sản xuất như: pha chế, đóng gói, phân loại, kiểm tra, đóng nắp chai thuốc,….

Robot cộng tác: Dẫn đầu xu hướng robot công nghiệp?

Công nghiệp 4.0 mở đường cho tự động hóa công nghiệpsản xuất thông minh nhằm hướng đến phát triển nhà máy thông minh đang được hỗ trợ bởi các công nghệ dựa trên dữ liệu như IIoT, hệ thống mạng vật lý, thiết bị đeo được, AR, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), big data, machine learning,… Mặc dù trọng tâm duy nhất của công nghiệp 4.0 là cải thiện hiệu quả quy trình thông qua tích hợp vật lý và kỹ thuật số, nhưng nó vô tình bỏ qua tầm quan trọng của giá trị con người trong việc tối ưu hóa quy trình. 

Robot cộng tác sẽ trở thành xu hướng dẫn đầu của nền công nghiệp tiếp theo trong tương lai

Xu hướng công nghiệp 5.0 trong tương lai sẽ chuyển hướng tập trung vào giá trị con người bằng cách kết hợp vai trò của các thành phần cơ khí và con người trong sản xuất. Điều này làm cho robot công tác (cobot) trở thành xu hướng của của công nghệ robot công nghiệp và là làn sóng tiếp theo của cuộc cách mạng công nghiệp. Sử dụng cobot để tự động hóa trong sản xuất, giúp các doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh thực sự bởi khả năng kết nối của chúng cho phép cải thiện nhiều quy trình cũng như cải thiện môi trường làm việc an toàn của nhà máy và thậm chí cung cấp phân tích dữ liệu có giá trị, bao gồm phân tích dự đoán và đề xuất về cách cải thiện quy trình. Robot cộng tác có thể tăng cường công việc của nhân viên và cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ thú vị hơn và ít nguy hiểm hơn. Đồng thời, cobot giúp hỗ trợ khả năng mở rộng và tăng năng suất, hiệu quả và sản lượng.

Autotech Machinery Việt Nam - Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa công nghiệp hàng đầu Việt Nam

Công ty chế tạo máy Autotech là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo máy công nghiệp cũng như các dịch vụ tự động hóa nhà máy bao gồm cung cấp các sản phẩm chế tạo máy công nghiệp, gói giải pháp cải tiến và nâng cấp dây chuyền sản xuất, giáp pháp tự động hóa (dịch vụ PLC, robot công nghiệp, vision machine,….).

Autotech là công ty tự động hóa hàng đầu tại Việt Nam

Với 2 trụ sở làm việc tại Bắc Ninh và TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã và đang phục vụ hơn 100 khách hàng doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam như Samsung, Cannon, Vinfast, Mitsubishi,… và đồng hành cùng khách hàng vận hành thành công hơn 3000 dự án tự động hóa công nghiệp trong đó có các giải pháp vận hành robot công nghiệp cho nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng khác nhau.

Kỹ sư Autotech đang tiến hành lắp đặt robot công nghiệp cho dự án của khách hàng

Đến với Autotech, chúng tôi sẽ giúp khách hàng của mình cải thiện tính linh hoạt, hiệu quả, an toàn và độ tin cậy, đồng thời hướng tới xây dựng nhà máy thông minh trong tương lai.

Liên hệ với chuyên gia Autotech

Liên hệ với các chuyên gia của Autotech để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp cho nhà máy & doanh nghiệp của bạn.

  • Trụ sở chính: Số 11-15, Đường 17, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
  • Chi nhánh TP HCM:  49 Đường số 12, KP5 – Phường Hiệp Bình Chánh – Thành phố Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: (+84) 903 232 625
  • Email: info@auto-tech.vn

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm, dịch vụ khác của Autotech tại đây: http://www.auto-tech.vn/home-new/vi/san-pham/

Kết nối với chúng tôi: