TRIỂN VỌNG CỰC LỚN CỦA TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Tự động hóa trở thành một phần rất quan trọng và không thế tách rời trong công cuộc hiện đại hóa và số hóa doanh nghiệp, mang đến nhiều triển vọng lớn cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn.

Tự động hóa xu hướng phát triển tất yếu của mọi doanh nghiệp sản xuất

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ cách mạng công nghiệp 4.0?

Việt Nam đã và đang tận dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0 và bước đầu đã có một số kết quả trong một số lĩnh vực. Xét về mặt năng lực chủ động ứng dụng tự động hóa của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây của Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam bắt đầu ứng dụng các giải pháp tự động hóa điển hình của công nghệ 4.0.

Ví dụ, trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Ai) Việt Nam đã có một số sản phẩm như hệ thống sẵn mạng dữ liệu được các ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng để định vị thương hiệu, để thống kê phân tích số liệu văn bản với số lượng lớn kê tới vài tỷ byte…

Tương tự, trong ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), Viettel đang nghiên cứu ứng dụng cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải… Tập đoàn Công nghệ Bkav đầu tư nghiên cứu phát triển giải pháp nhà thông minh với các thiết bị và phần mềm điều khiển qua mạng internet.

Viettel phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật tại TP Hồ Chí Minh (Nguồn: https://www.qdnd.vn/)

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành quả bước đầu. Nền kinh tế số (nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số) của Việt Nam có quy mô còn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện còn bị động. Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện vẫn còn chậm, thiếu chủ động. Nước ta cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của cuộc CMCN lần thứ 4.

Hiện nay, tỉ lệ chuyển đổi số và tỉ lệ tự động hóa đã trở thành yếu tố cạnh tranh, đặc biệt là giữa các nhà sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp điện tử. Để không bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau trước sự phát triển nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0, là một trong những nhân tố chính của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống máy móc tự động hóa hoạt động hiệu quả, có khả năng cải tiến và tích hợp được với các công nghệ đặc thù của công nghiệp 4.0. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn giúp Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ 4.0 toàn cầu.

Triển vọng lớn của tự động hóa trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam

Tự động hóa công nghiệp đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam và tùy từng lĩnh vực mà nó mang lại những triển vọng cũng như tiềm năng phát triển khác nhau.

1. Ngành sản xuất linh kiện điện tử

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8%/năm. Giai đoạn này, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực điện tử ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đối với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng, những tên thương hiệu chủ chốt cũng đang không ngừng chạy đua trên con đường công nghệ tiên tiến. 

Ví dụ, năm 2020, Foxconn đã thiết lập kế hoạch tự động hóa 30% dây chuyền sản xuất. Thời điểm hiện nay, công ty có thể sản xuất khoảng 10.000 Foxbots một năm và tất cả số này đều dùng để thay thế cho lao động con người. Hiện tại, một số nhà máy của Foxconn đã chuyển sang giai đoạn tự động hóa hoàn toàn.

Foxconn thiết lập tự động hóa vào trong nhiều quy trình sản xuất (Nguồn: vneconomy.vn)

2. Ngành công nghiệp ô tô

Theo thống kê từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2020, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.

Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có sức mua ô tô cá nhân tăng trưởng nhanh nhất trong vòng mười năm qua. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phương tiện và duy trì vị trí dẫn đầu, những “ông lớn” trong lĩnh vực này đã chi mạnh tay đầu tư và đưa vào vân hành các hệ thống robot, cobot mới với sự linh hoạt được tối ưu hóa.

Một trong số những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô định hướng phát triển theo hướng tự động hóa, đó là, Vinfast – Chuỗi nhà máy sản xuất ô tô đồng bộ với robot công nghiệp. Đầu tư hàng nghìn cánh tay robot công nghiệp của ABB, Vinfast triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong quy trình sản xuất thông minh. Sự đồng bộ kết nối giữa các máy móc tự động, thiết bị tự động hóa với robot và con người giúp kiểm soát, điều khiển từ xa. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại không đáng có, tăng chất lượng và năng suất sản xuất. 

Nhà máy lắp ráp ô tô Vinfast được hoạt động khi đạt những tiêu chuẩn nhất định (Nguồn: vinfastauto.com)

3. Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm.

Với đà phát triển đó, trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực chế biến thực phẩm đã mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư thêm hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất tự động hóa vào quy trình sản xuất tại nhà máy để chuyển đổi số hóa ngành F&B, đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe hơn của khách hàng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Cụ thể, Công ty CP Sữa Vinamilk – nâng tầm sản xuất bằng công nghệ tự động hóa. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất F&B triển khai hệ thống sản xuất tự động với robot tự hành AGV dây chuyền tự động hóa từ rất sớm nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhanh chóng giúp thương hiệu sữa Việt Vinamilk vươn ra thế giới. Hiện tại, Vinamilk đang triển khai tự động hóa vào quy trình sản xuất nhứ vào trang trại bò sữa bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào vận hành trang trại bò sữa,  xây dựng nhà máy thông minh, kho thông minh,…

Vinamilk nâng tầm sản xuất bằng công nghệ dây chuyền máy móc tự động hóa trong các nhà máy sản xuất (Nguồn: vinamilk.com.vn)

4. Ngành dệt may

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp khoảng 16% trong tỷ trọng xuất khẩu của cả nước năm 2019. 

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may đạt 55 tỷ USD vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư tái cấu trúc, áp dụng những công nghệ tiên tiến, cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp tác đa phương, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, đẩy mạnh các mặt hàng nguyên liệu thô – bán thành phẩm (OEM/FOB), các mặt hàng thiết kế gốc (ODM)… Trong đó, áp dụng công nghệ, tự động hóa vào quy trình sản xuất số đang trở thành xu thế tất yếu với ngành dệt may Việt Nam.

Điển hình, tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) là doanh nghiệp tiên phong và chủ động đầu tư công nghệ 4.0 trong lĩnh vực thời trang để thay thế cho công nghệ sản xuất truyền thống. Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất – vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Mỗi công đoạn như May, Wash, Laser, Chà xù,… đều được lắp đặt các thiết bị máy móc hiện đại, chất lượng cao, đảm bảo năng suất cũng như chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Một công nghệ nổi bật đang được ứng dụng trong sản xuất của Vitajean không thể không kể đến, là công nghệ Laser giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, tính chính xác gần như tuyệt đối, các viền và góc cạnh tinh xảo và sắc nét, hình ảnh thiết kế trên sản phẩm đa dạng, phong phú, thời gian thực hiện nhanh chóng.

Công nghệ Laser của VitaJean (Nguồn: http://vitajeans.com/)

5. Công nghiệp nhựa

Ngày nay, giải pháp tự động hóa đã và đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực như: công nghiệp chế tạo, sản xuất nông nghiệp, cơ khí, ô tô, dược phẩm, lắp ráp tự động, y tế, điện tử,… Đặc biệt là lĩnh vực ngành nhựa cũng là một thị trường tiềm năng để ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.

Công nghiệp nhựa là một ngành chế biến phụ phẩm hóa dầu là một lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trưởng rất lớn (trung bình từ 16-18% mỗi năm) trong giai đoạn 2010 – 2020. So với các nước trong khu vực, tốc độ phát triển và tự động hóa của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đang xếp ở vị trí thứ hai ở Đông Nam Á.

Tự động hóa vào dây chuyền sản xuất nhựa sử dụng cánh tay robot, biến tần cho máy ép nhựa, dây chuyền tự động,… để nâng cao sản xuất cũng như đảm bảo sự đồng bộ của thành phẩm khi xuất xưởng. Nhờ sự tham gia của các giải pháp tự động hóa mà các sản phẩm sản xuất được hoàn thiện có sự chính xác cao hơn rất nhiều so với các thao tác của con người. Đây chính là một phương án làm tăng chất lượng thành phẩm – đồng nghĩa với việc giá trị sản phẩm cũng sẽ được nâng cao.

Đơn cử như Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội là một trong những công ty sản xuất nhựa tiên tiến, hiện đại hàng đầu Việt Nam, là đầu tàu miền Bắc Việt Nam về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công nghiệp đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà máy sản xuất nhựa của công ty được trang bị hệ thống nhà xưởng sản xuất, dây chuyền, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC) có trình độ cơ giới hoá và tự động hóa tương đối cao để đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường hiện nay.

Nhà máy sản xuất Nhựa Hà Nội được chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thiết kế lắp đặt dây chuyền máy móc tự động theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt (https://www.hanoiplastics.com.vn/)

Autotech Machinery JSC. - Chuyên cung cấp các giải pháp tự động hóa công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Công ty chế tạo máy Autotech tự hào là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên chế tạo máy và lắp ráp các dây chuyền máy móc, thiết bị tự động hóa trong công nghiệp và công nghiệp phụ trợ cho các nhà sản xuất và nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Kỹ sư Autotech đang triển khai dự án Robotic cho khách hàng

Với phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, tham gia triển khai nhiều dự án tự động hóa cho doanh nghiệp tên tuổi tại Việt Nam như Samsung Display Vietnam, Cannon, Mitsubishi, Vinfast, Vinasoy,…, Autotech chúng tôi tự tin và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp bạn triển khai trong các dự án số hóa nhà máy cũng như tư vấn các giải pháp tự động hóa phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Ban lãnh đạo Autotech trong buổi gặp mặt với ông Lee Sang Ryool - Tổng Giám Đốc Samsung Display Vietnam

Liên hệ với chuyên gia Autotech

Liên hệ với các chuyên gia của Autotech để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp cho nhà máy & doanh nghiệp của bạn.

  • Trụ sở chính: Số 11-15, Đường 17, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
  • Chi nhánh TP HCM:  49 Đường số 12, KP5 – Phường Hiệp Bình Chánh – Thành phố Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: (+84) 903 232 625
  • Email: info@auto-tech.vn

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm, dịch vụ khác của Autotech tại đây:

http://www.auto-tech.vn/home-new/vi/san-pham/

Kết nối với chúng tôi: