CHUYỂN ĐỔI SỐ HÓA – CHIẾN LƯỢC SINH TỒN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT F&B

Để tồn tại và trụ vững trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những bước đi táo bạo để nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ xu hướng tiêu dùng mới. Và chuyển đổi số hóa chính là xu hướng phát triển tất yếu mà các doanh nghiệp sản xuất F&B hướng tới. Mặc dù chuyển đổi số hóa là cụm từ quen thuộc và thường được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,… nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng của nó đối với sự sinh tồn của ngành công nghiệp sản xuất F&B trong nền công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi số hóa - Chiến lược sinh tồn của ngành sản xuất F&B

Thực trạng chuyển đổi số hóa của ngành sản xuất F&B

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê năm 2021, dân số Việt Nam ước tính 98.51 triệu người với cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số cao, hiện đang là một thị trường tiềm năng đối với ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống (Food and Beverage – F&B). Mức tăng dân số trung bình 1%/năm, có thế hiểu là có 1 triệu khách hàng mới được sinh ra mỗi năm, là cơ hội vàng cực kỳ hấp dẫn dành cho doanh nghiệp sản xuất F&B.

Năm 2022, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của ngành F&B sau một thời gian dài chững lại do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với đó số lượng doanh nghiệp tham gia ngành này tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường F&B, một số doanh nghiệp tập đoàn lớn đã và đang mạnh dạn triển khai chuyển đổi số hóa, đầu tư vào hệ thống giải pháp tự động hóa tiên tiến tiến hiện đại như: Vinamilk, TH True Milk, Vinasoy, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà Kotobuki,… 

Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Quảng Ngãi chuyển đổi số hóa nhà máy sản xuất (Nguồn: Báo Quảng Ngãi)

Tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp F&B đầu tư vào hệ thống thiết bị tự động hóa hiện đại vào trong sản xuất, vẫn còn tồn tại những nhà máy cũ với hệ thống máy móc và công nghệ lạc hậu, đánh mất lợi thế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, tính riêng năm 2021, có 58 vụ ngộ độc với 1.557 người là nạn nhân. Quy trình sản xuất chưa khép kín, thiếu an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm – đồ uống.

Chính vì vậy, đối với ngành công nghiệp chế biến F&B, cần chú trọng chuyển đổi số hóa trong sản xuất, xây dựng nhà máy thông minh với một hệ thống tự động hóa và công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại, vì chất lượng và an toàn của sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Dưới sự kiểm soát của quy trình sản xuất thông minh, doanh nghiệp sẽ dễ quản lý nguyên liệu, công thức sản xuất và con người trong quy trình chế biến hơn, chất lượng được đảm bảo đồng đều cũng như an toàn sản phẩm được nâng cao, các rủi ro trong chế biến giảm.

Chuyển đổi số hóa trong ngành sản xuất F&B là gì?

Chuyển đổi số hóa (Digital transformation) trong ngành sản xuất F&B được hiểu là doanh nghiệp sản xuất ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),… để thu thập và phân tích dữ liệu hoạt động sản xuất của máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất, từ đó đem lại hiệu suất cao, tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.

Dây chuyền sản xuất tự động được tích hợp hệ thống cảm biến trong chế biến thực phẩm sạch

Hay hiểu một cách đơn giản, chuyển đối số ngành F&B được hiểu đơn giản là một mô hình kinh doanh mới, trong đó có tích hợp các giải pháp số, nhằm thay đổi cách thức vận hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp F&B

Chuyển đối số hóa doanh nghiệp không phải là sự thay đổi mang tính chất rời rạc, mà là một sự chuyển đổi toàn diện. Chuyển đổi số hóa cũng không mang lại hiệu quả tức thời, mà cần một quá trình đúng và đủ để nhìn nhận ra được lợi ích mà nó mang lại.

Lợi ích của chuyển đổi số hóa trong ngành sản xuất F&B

Sản xuất thực phẩm thịt gà tươi tự động cắt lát thịt tươi trên băng chuyền tự động

1. Đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch

Trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng đòi hỏi sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Việc chủ động chuyển đổi số hóa bằng cách lắp đặt hệ thống tự động hóa vào quy trình sản xuất sẽ cung cấp mức độ minh bạch cao hơn trong tất cả các quy trình, cho phép đo lường hiệu quả của chúng và sau đó được tối ưu hóa.

2. Tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả sản xuất 

Giống như các ngành công nghiệp như hóa chất và dược phẩm, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống buộc phải chuyển đổi số hóa để có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi vào phút chót trong chuỗi cung ứng hoặc nhu cầu của khách hàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc tăng chi phí. 

Bên cạnh đó, để có thể vận hành thành công, quy trình sản xuất và dây chuyền đóng gói phải được thiết kế tự động hóa và linh hoạt hơn rất nhiều. Các giải pháp tự động hóa nhằm mục đích đơn giản hóa và tăng tốc quá trình sản xuất và đóng gói, đồng thời làm cho chúng trở nên đáng tin cậy và hiệu quả nhất có thể.

3. Xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi 

Giống như các ngành khác chịu sự ảnh nặng nề của đại dịch COVID 19, việc chuyển đổi số hóa ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống giúp doanh nghiệp sẵn sàng xây dựng các phương án dự phòng để nhanh chóng thích ứng cũng như đối phó với những đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.

Việc áp dụng các giải pháp tự động hóa là một giải pháp tối ưu cho phép nhân viên làm việc tại nhà mà hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục không bị gián đoạn, chẳng hạn như các công cụ liên lạc và quản lý dự toán đám mây; máy học và dữ liệu lớn để bảo trì dự đoán; các thiết bị IIoT cùng với tính toán biên và thực tế tăng cường (AR) để hỗ trợ các cặp song sinh kỹ thuật số; và RPA trên sàn nhà máy.

Các doanh nghiệp sản xuất F&B hàng đầu đang hướng tới một hệ thống tích hợp, tự động hóa sản xuất để xử lý dự báo nhu cầu, lập lịch sản xuất, cấu hình quy trình, lập kế hoạch bảo trì, quản lý hàng tồn kho, tổ chức chuỗi cung ứng và thực hiện. 

4. Nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm 

An toàn thực phẩm là luôn mối quan tâm hàng đầu được người tiêu dùng và bản thân các doanh nghiệp sản xuất F&B cũng nhận thức rõ mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề đối với danh tiếng thương hiệu và lợi nhuận của họ. 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai chuyển đổi số hóa bằng cách tích hợp các giải pháp tự động hóa để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm:

  • Tự động hóa quy trình bằng robot để có thể cải thiện việc kiểm soát chất lượng và ngăn ngừa các rủi ro về ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất do con người gây ra.
  • Thiết bị tự động hóa làm sạch tại chỗ giúp các quy trình vệ sinh tốt hơn và có thể dễ dàng theo dõi mức độ vi sinh vật và cải thiện độ tin cậy của các quy trình làm sạch. 
  • Tự động hóa nhà máy cùng với cảm biến IIoT (Industrial Internet of Things) nhiệt độ giúp đảm bảo thực phẩm và nguyên liệu dễ hỏng luôn được giữ trong điều kiện thích hợp. 
  • Ứng dụng kho hàng thông minh trong điều kiện phòng sạch để theo dõi việc lưu trữ và truy xuất hàng hóa cũng như bảo quản hàng hóa một cách tốt hơn, xác nhận rằng các mặt hàng không bị nhiễm bẩn hoặc giả mạo. 

5. Đáp ứng các yêu cầu về tính bền vững 

Tính bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất F&B. Giảm mức độ tác đông đến môi trường và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc chuyển đổi số hóa toàn bộ nhà máy,  hướng tới sự phát triển giải nhà máy thông minh. 

Với giải pháp nhà máy thông minh, hệ thống cảm biến IIoT cùng với các công nghệ số khác được trang bị sẽ giúp đánh giá,  phân tích dự đoán và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả tổng thể của nhà máy, giảm lượng khí thải và tiết kiệm nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị và dây chuyền tự động hóa cho phép các doanh nghiệp giảm số lượng bao bì lỗi, hỏng,… để đảm bảo quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn. 

Sự khác biệt của doanh nghiệp F&B khi chuyển đổi số hóa

Chuyển đổi số hóa là chìa khóa để chuyển đổi các doanh nghiệp sản xuất F&B thành các doanh nghiệp số và giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trong các thị trường. Hơn nữa, chuyển đổi số hóa còn tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản xuất F&B

Cùng điểm qua 6 điểm khác biệt của một doanh nghiệp sản xuất F&B  khi chuyển đổi số hóa:

Định hướng chuyển đổi số trong sản xuất F&B giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ
  1. Nhận biết tốt hơn các cơ hội thị trường và phản ứng với tốc độ và sự tự tin.
  2. Nhanh chóng ra mắt, phát triển sản phẩm sáng tạo và hoàn hảo hơn.
  3. Phản ứng nhanh với xu hướng toàn cầu và các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khu vực.
  4. Giảm thời gian vận dừng hoạt động ngoài kế hoạch để tăng năng suất sản xuất.
  5. Quản trị vận hành mạng lưới sản xuất tự động hóa và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để nhanh chóng tận dụng những cơ hội mới.
  6. Tận dụng thông tin để xác định và hành động theo các cơ hội mới, từ các loại sản phẩm mới đến hiệu suất nhà máy được cải thiện.

Câu chuyện thành công của Autotech trong dự án chuyển đổi số hóa của nhà máy sữa Vinasoy Quảng Ngãi

Để nắm bắt xu hướng thị trường cũng như cung ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước, nhà máy sản xuất sữa Vinasoy Quảng Ngãi đã tập trung vào việc tăng cường đầu tư hệ thống nhà máy hiện đại với dây chuyền tự động hóa đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và sản lượng sữa xuất khẩu.

Năm 2018, Nhà máy sản xuất sữa đậu nành Vinasoy Quảng Ngãi đã quyết định hợp tác với Công ty cổ phần chế tạo máy Autotech Việt Nam (Autotech Machinery JSC.) trong dự án nâng cấp và cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa nhằm hướng tới sự chuyển đổi số hóa nhà máy.

Dây chuyền đóng gói tự động thành phẩm sữa Vinasoy Quảng Ngãi (Nguồn: vinasoy.com)

Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa, Autotech Machinery tiến hành khảo sát trực tiếp tại nhà máy, xây dựng bản thiết kế giải pháp tự động hóa tối ưu, phù hợp với nhà máy. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, luôn đặt sự hành lòng của khách hàng lên hàng đầu, Autotech đã triển khai thành công  dự án cho nhà máy sản xuất sữa Vinasoy, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí cũng như những tiêu chuẩn quốc tế mà nhà máy đặt ra.

Đội ngũ kỹ sư Autotech cùng nhau xây dựng bản thiết kế giải pháp tự động hóa tối ưu cho dự án Vinasoy Quảng Ngãi

Sự hợp tác giữa Autotech và Vinasoy cũng như sự thành công của dự án đã mang lại nhiều sự thay đổi lớn đến với nhà máy sản xuất sữa đậu nành Vinasoy Quảng Ngãi như về sản lượng sữa cung ứng tăng lên, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, mở rộng cơ hội phát triển thị trường mới,…

Autotech Machinery - Nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về giải pháp tự động hóa cho ngành sản xuất F&B

Công ty Cổ phần Chế tạo Máy Autotech Việt Nam là công ty tự động hóa chuyên về chế tạo máy công nghiệp hàng đầu cho ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất F&B. Thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất F&B, Autotech Machinery cung cấp các giải pháp tự đông hóa dành riêng cho ngành này bao gồm robotic welding system, robotic surface finishing system, buffer machine, CNC tending solutions, sortering machines, 3D laser scanner inspection solution, sheet clean unit,… nhằm giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất hiệu quả, tăng tính linh hoạt và độ cạnh tranh trong hệ thống sản xuất – kinh doanh.

Autotech cung cấp đa dạng hệ thống sản phẩm - dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất F&B

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã và đang triển khai hệ thống giải pháp chuyển đổi số hóa trong nhiều dự án nâng cấp và cải tiến nhà máy cho nhiều doanh nghiệp sản xuất F&B nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam nói chung, Autotech tự tin và sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình số hóa nhà máy. Doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành hàng đầu tại Việt Nam – Nhà máy sản xuất sữa Vinasoy – Một ví dụ điển hình chứng minh cho sự thành công trong hành trình chuyển đổi số hóa được Autotech triển khai.

Kỹ sư Autotech đang triển khai lắp đặt dây chuyền sản xuất trong dự án của Vinasoy Quảng Ngãi

Công ty chúng tôi không ngừng nỗ lực đem đến cho Quý khách hàng – Quý đối tác sự tin cậy, hài lòng về sản phẩm – dịch vụ của chúng tôi trong ngành sản xuất F&B, đưa Autotech Machinery trở thành nhà cung cấp giải pháp tự động hóa hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ với chuyên gia Autotech

Liên hệ với các chuyên gia của Autotech để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp cho nhà máy & doanh nghiệp của bạn.

  • Địa chỉ: Số 11-15, Đường 17, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
  • Hotline: (+84) 903 232 625
  • Email: info@auto-tech.vn

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm, dịch vụ khác của Autotech tại đây: http://www.auto-tech.vn/home-new/vi/san-pham/

Kết nối với chúng tôi: