5 ĐẶC TRƯNG CHÍNH TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT CỦA NHÀ MÁY THÔNG MINH

Sống giữa kỷ nguyên số 4.0, cụm từ “Nhà máy thông minh” chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sự ra đời của nhà máy thông minh đã tạo ra bước đột phá tăng trưởng cho doanh nghiệp so với mô hình nhà máy tự động hóa truyền thống; và trở thành xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp trong tương lai. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt của nhà máy thông minh? Cùng Autotech tìm hiểu 5 đặc trưng chính tạo nên sự khác biệt của nhà máy thông minh qua bài viết dưới đây nhé!

5 đặc trưng chính tạo nên sự khác biệt của nhà máy thông minh so với nhà máy tự động hóa truyền thống

Đặc trưng #1: Bản chất của nhà máy thông minh là được kết nối (Connected)

Đây được coi là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nhà máy thông minh (Smart Factory) so với những mô hình nhà máy tự động hóa truyền thống trước đó.  Nhà máy thông minh chính là khả năng kết nối toàn bộ các quy trình làm việc và thiết bị vật lý một cách thông minh, tạo ra các dữ liệu thiết yếu trong thời gian thực. Khả năng kết nối được tạo nên từ hệ thống mạng lưới IoT công nghiệp (IIoT) và các cảm biến thông minh gắn trên máy móc, thiết bị. 

Bản chất của nhà máy thông minh là được kết nố

Nhờ vậy, hệ thống có thể truy xuất và cập nhật liên tục các dữ liệu phản ánh tình trạng sản xuất, các điều kiện hiện tại, tạo ra cái nhìn toàn diện hơn và đích đến cuối cùng là giúp doanh nghiệp tạo ra mạng lưới tự động hóa trong sản xuất hiệu quả hơn.

Đặc trưng #2: Nhà máy thông minh là một hệ thống chủ động (Proactive)

Chủ động là cụm từ tiếp theo khi nhắc về đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Smart Factory. Với đặc trưng này, các hoạt động sản xuất thông minh của nhà máy thông minh luôn đáp ứng và thích nghi với các yêu cầu khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, con người có thể kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất, theo dõi và tự động hóa trong sản xuất để tạo thành một hệ thống hiệu quả, giảm thời gian chết của máy móc và nâng cao khả năng dự báo, tự hiệu chỉnh. 

Nhà máy thông minh là một hệ thống chủ động

Nhờ có Smart Factory, con người có thể dựa trên các phân tích, dự báo của hệ thống để lập kế hoạch, xây dựng các phương án chuyển đổi, phản ứng khi phát sinh vấn đề và thách thức, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.

Đặc trưng #3: Nhà máy thông minh linh hoạt và nhanh nhẹn (Agile)

Một đặc trưng tiếp theo của Smart Factory chính là sự nhanh nhạy và linh hoạt. Khi có biến động thị trường, hệ thống Smart Factory sở hữu khả năng thích nghi và đáp ứng một cách linh hoạt, không chỉ về việc bố trí nhà xưởng mà còn đảm bảo những yêu cầu về cân đối năng lực sản xuất cũng như thời gian thực hiện.

Nhà máy thông minh linh hoạt và nhanh nhẹn đáp ứng kịp thời yêu cầu khắt khe của thị trường

Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống sản xuất thông minh có thể chủ động phát triển hệ thống tự động hóa trong sản xuất của mình theo nhu cầu của thị trường, mở rộng sang thị trường mới linh hoạt. Ngoài ra, Smart Factory còn có khả năng dự báo giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ, quy trình mới kịp thời và phù hợp.

Đặc trưng #4: Nhà máy thông minh thu thập dữ liệu minh bạch (Transparent)

Đối với các nhà máy tự động hóa truyền thống, con người rất khó kiểm soát tính minh bạch của dữ liệu và thông tin, vì chúng đều được thu thập theo quy trình truyền thống. Tuy nhiên với nhà máy thông minh, mạng lưới thu thập dữ liệu thông minh được thực hiện dựa trên nhiều công nghệ tối ưu, giúp doanh nghiệp có được cơ sở dữ liệu để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Từ các dữ liệu trực quan, minh bạch được thu thập trong quá trình sản xuất tự động hóa, con người có thể chuyển đổi thành các thông tin chi tiết để phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định cụ thể.

Nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu minh bạch

Đặc trưng #5: Nhà máy thông minh sở hữu khả năng tối ưu hóa (Optimized)

Với tính năng tối ưu hóa, Smart Factory tạo ra sự đồng bộ, nhất quán, an toàn và bảo mật cho chuỗi hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà máy thông minh vận hành tự động hóa trong sản xuất với sự can thiệp tối thiểu của con người nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành cao (tăng năng suất và chất lượng, cũng như giảm chi phí, giảm downtime và sự lãng phí năng lượng…). 

Nhà máy thông minh sở hữu khả năng tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Có thể khẳng định rằng, những lợi ích từ Smart Factory mang đến không chỉ nằm trong quy trình sản xuất tự động hóa mà còn trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp ở những điểm sau:

  • Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động tài sản
  • Tăng tính linh hoạt và hoạt động tối ưu
  • Tự động hóa nhiều hoạt động giúp con người làm việc an toàn
  • Nâng cao chất lượng và phòng ngừa rủi ro nhanh chóng
  • Tiết kiệm và tối ưu chi phí.

Điều kiện để xây dựng mô hình nhà máy thông minh tại Việt Nam

Mặc dù giải pháp nhà máy thông minh hứa hẹn đem đến cho doanh nghiệp sản xuất nhiều lợi ích vượt trội, tuy nhiên điều kiện để xây dựng mô hình nhà máy thông minh lại không phải dễ dàng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Những điều kiện quan trọng để xây dựng mô hình nhà máy thông minh tại Việt Nam

Để xây dựng nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ bản sau:

1. Cập nhật và ứng dụng tự động hóa trong sản xuất

Đây là một trong những yếu tố then chốt, tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà máy thông minh thành công không chỉ tại Việt Nam mà còn là trên toàn thế giới. Để ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, nhà mày cần nhanh chóng cập nhật các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (hệ thống mạng vật lý, IIoT – Industrial Internet of Things và điện toán đám mây, Ai, Big Data…). 

Ngoài ra, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất có thể được tiến hành linh hoạt ở từng lĩnh vực sản xuất khác nhau, vì mỗi lĩnh vực sản xuất lại sở hữu những đặc thù riêng, vì vậy, doanh nghiệp cần dành thời gian tìm hiểu kỹ các thông tin về tự động hóa thuộc lĩnh vực đó để đưa tự động hóa vào ứng dụng hiệu quả.

2. Sự kết hợp giữa máy móc và con người

Do điều kiện tiên quyết để xây dựng mô hình nhà máy thông minh là ứng dụng tự động hóa trong sản xuất. Chính vì vậy, việc này đòi hỏi người sử dụng cần có một trình độ hiểu biết nhất định về công nghệ, tự động hóa để có thể điều khiển thiết bị và đảm nhận các công việc phức tạp mà máy móc chưa thể tự xử lý được. 

Nhiều người lầm tưởng rằng mô hình nhà máy thông minh thì không cần đến sự can thiệp của con người nữa; chỉ cần có máy móc tốt; ứng dụng tự động hóa là sẽ vận hành tối ưu nhất. Tuy nhiên, công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vai trò của con người được, chỉ là vai trò của con người sẽ được chuyển đổi từ lao động thủ công sang công việc kiểm soát, phân tích và đưa ra quyết định. 

Sau khi đưa hệ thống tự động hóa vào ứng dụng, vai trò của con người sẽ được dịch chuyển từ lao động thủ công sang công việc kiểm soát, phân tích và đưa ra quyết định. Chính vì vậy, các kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Có thể nói, với mô hình nhà máy thông minh thì vai trò của con người và công nghệ là ngang hàng nhau, hỗ trợ nhau để hình thành một quy trình sản xuất thông minh, chuẩn hóa và hoạt động hiệu quả.

3. Tài chính

Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình triển khai nhà máy thông minh tại Việt Nam. Vì để xây dựng được mô hình nhà máy thông minh là cả một quá trình dài, gồm nhiều bước và cần chiến lược cụ thể. Để lộ trình thuận lợi, cần phải chủ động về tài chính và xây dựng được một kế hoạch tài chính chi tiết nhất có thể, đảm bảo đầu tư vào giải pháp tự động hóa phù hợp và hiệu quả nhất để tối ưu hóa nguồn vốn; đồng thời dự trù tối đa các khó khăn và chuẩn bị nguồn ngân sách dự phòng. Chính vì tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai nhà máy thông minh, vì vậy, mô hình này hiện nay tại Việt Nam chủ yếu đang được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đưa vào triển khai.   

4. Công nghệ sản xuất thông minh

Đây là một hệ sinh thái sản xuất của nhà máy thông minh bao gồm rất nhiều công nghệ và các giải pháp khác nhau. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và vận hành nhà máy thông minh. Công nghệ sản xuất thông minh bao gồm những yếu tố cơ bản như: IIoT; robot công nghiệp; an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo… Nếu nhà máy tiếp cận và ứng dụng được đầy đủ những yếu tố này vào quá trình sản xuất thì sẽ giúp sản xuất hiệu quả, linh hoạt hơn.

Autotech là công ty chế tạo máy phụ trợ ngành công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Autotech Machinery – Công ty cổ phần chế tạo máy Autotech Việt Nam, cung cấp đa dạng các giải pháp số hóa hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số bao gồm các giải pháp tự động hóa, kho thông minh Kardex Remstar, chế tạo máy theo yêu cầu,… và trong đó giải pháp nhà máy thông minh hiện đang được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhất.

Autotech là công ty chế tạo máy phụ trợ ngành công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Trong hơn 10 năm kinh nghiệm gắn bó trong ngành chế tạo máy công nghiệp, Autotech đã sở hữu một đội ngũ chuyên gia tư vấn và xây dựng một hệ thống quy trình triển khai chuyên nghiệp đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam triển khai thành công chuyển đổi số nói chung và giải pháp nhà máy thông minh nói riêng. 

Liên hệ với chuyên gia Autotech

Liên hệ với các chuyên gia của Autotech để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp cho nhà máy & doanh nghiệp của bạn.

  • Địa chỉ: Số 11-15, Đường 17, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
  • Hotline: (+84) 903 232 625
  • Email: info@auto-tech.vn

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm, dịch vụ khác của Autotech tại đây: http://www.auto-tech.vn/home-new/vi/san-pham/

Kết nối với chúng tôi: